
Việc được mời tham gia phỏng vấn học bổng chính phủ như Chevening là một thành tựu đáng tự hào, nhưng đồng thời cũng có thể khiến bạn lo lắng. Không ai muốn mắc sai lầm không đáng có và để lại ấn tượng không tốt với hội đồng phỏng vấn.
Chuẩn bị kỹ lưỡng là yếu tố quan trọng giúp bạn thể hiện bản thân một cách tự tin và thuyết phục. Hiểu rõ những điều nên làm và không nên làm sẽ giúp bạn tránh được những sai sót không cần thiết.
Dưới đây là ba lỗi phổ biến nhất mà ứng viên học bổng Chevening thường mắc phải trong buổi phỏng vấn cùng với cách để bạn khắc phục.
1. Quá khiêm tốn
Buổi phỏng vấn học bổng chính phủ là cơ hội để bạn thể hiện năng lực và thành tích của mình, nhưng không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi nói về bản thân.
Nhiều người e ngại rằng việc tự nhấn mạnh thành tích cá nhân có thể bị hiểu là khoe khoang, vì vậy họ thường giảm nhẹ vai trò của mình trong những thành công đạt được.
Ví dụ, khi kể về việc giành chiến thắng trong một cuộc thi tranh biện, một ứng viên có thể nói “Tôi không thể làm được nếu không có sự hỗ trợ của đồng đội” thay vì tận dụng cơ hội này để nhấn mạnh cách kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm của mình đã góp phần vào thành công đó.
Đây là một sai lầm lớn.
Bạn chỉ có một cơ hội duy nhất để tạo ấn tượng tốt. Nếu bạn không nhấn mạnh vào những thành tích và đóng góp cá nhân của mình, hội đồng phỏng vấn sẽ không thể nhận ra bạn thực sự xuất sắc như thế nào.
Hãy nhìn lại những thành tích bạn đã liệt kê trong đơn ứng tuyển và suy nghĩ xem chúng thể hiện bốn tiêu chí quan trọng của học bổng Chevening như thế nào:
- Khả năng lãnh đạo và tạo ảnh hưởng
- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
- Kế hoạch sự nghiệp rõ ràng
- Niềm đam mê học tập tại Vương quốc Anh
Đừng ngần ngại làm nổi bật những yếu tố này khi trả lời phỏng vấn học bổng Chevening. Hội đồng tuyển chọn muốn biết điều gì khiến bạn đặc biệt, và chính bạn là người có thể truyền tải điều đó tốt nhất!
Đọc thêm: Xác định kế hoạch sự nghiệp trước phỏng vấn Học bổng Chevening
2. Không nêu rõ mục tiêu của bản thân
Một trong những câu hỏi quan trọng mà hội đồng phỏng vấn sẽ đặt ra là: “Mục tiêu tương lai của bạn là gì, và học bổng Chevening sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu đó như thế nào?”
Hội đồng đánh giá cao những ứng viên có hoài bão và mong muốn tạo ra tác động tích cực cho thế giới. Tuy nhiên, họ cũng cần thấy rằng bạn có kế hoạch cụ thể và thực tế để hiện thực hóa những khát vọng đó.
Cách tốt nhất để thể hiện điều này là đưa ra các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo tiêu chí SMART:
- Cụ thể (Specific)
- Đo lường được (Measurable)
- Khả thi (Achievable)
- Thực tế (Realistic)
- Có thời hạn rõ ràng (Timely)
Một ví dụ về sai lầm phổ biến là khi một ứng viên nói: “Tôi muốn tăng tỷ lệ nữ giới tham gia vào các ngành STEM.”
Đây là một mục tiêu ý nghĩa, nhưng chưa đủ cụ thể. Hội đồng sẽ không biết bạn định làm điều đó bằng cách nào hoặc làm thế nào để đo lường mức độ thành công.
Thay vào đó, nếu áp dụng tiêu chí SMART, ứng viên có thể nói:
“Tôi đặt mục tiêu tăng tỷ lệ nữ sinh đăng ký học các ngành STEM tại các trường đại học ở nước tôi thêm 5% trong vòng 10 năm tới.”
Mục tiêu này rõ ràng hơn, có thể đo lường được và có thời hạn cụ thể.
Tiếp theo, ứng viên ncó thể tiếp tục trình bày kế hoạch gồm các bước ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đạt được mục tiêu này. Có thể bắt đầu với việc học chương trình thạc sĩ về giáo dục STEM tại một trường đại học ở Anh và kết thúc với việc hợp tác với ban bộ ngành để triển khai các chương trình STEM trên toàn quốc.
Việc trình bày mục tiêu theo cách này không chỉ thể hiện sự cam kết của bạn mà còn giúp hội đồng thấy rõ bạn sẽ tận dụng học bổng Chevening như thế nào để đạt được thành công trong tương lai.
3. Không đưa ra ví dụ minh hoạ
Việc khẳng định bạn có những phẩm chất tốt là chưa đủ, bạn cần chứng minh điều đó bằng những ví dụ cụ thể.
Ví dụ, một ứng viên có thể nói: “Tôi có kỹ năng giao tiếp tốt và có thể đảm bảo rằng mọi thành viên trong nhóm đều hiểu rõ nhiệm vụ của mình.”
Vấn đề ở đây là ứng viên chưa đưa ra bất kỳ dẫn chứng nào để minh hoạ cho lời nói của mình.
Thay vì mong hội đồng tin tưởng vào lời nói suông, bạn nên áp dụng phương pháp STAR khi trả lời:
- Tình huống (Situation)
- Nhiệm vụ (Task)
- Hành động (Action)
- Kết quả (Result)
Ví dụ, thay vì chỉ nói rằng bạn có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn có thể trình bày theo phương pháp STAR như sau:
“Kỹ năng giao tiếp là điều tôi luôn chú trọng. Khi còn là đội trưởng đội bóng đá của trường đại học, tôi chịu trách nhiệm xây dựng chiến thuật cho trận đấu quan trọng nhất của mùa giải. Trước trận đấu, tôi đã tập hợp cả đội lại và giải thích rõ vai trò của từng người. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ, chúng tôi đã giành chiến thắng với tỷ số 3-2.”
Việc đưa ra ví dụ thực tế sẽ giúp câu trả lời của bạn thuyết phục hơn nhiều so với những phát biểu chung chung.
Các ứng viên thành công đều có một điểm chung: Họ chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh những sai lầm không đáng có và thể hiện bản thân một cách thuyết phục. Nếu bạn áp dụng những lời khuyên này, bạn sẽ tăng cơ hội trở thành một phần của cộng đồng học giả Chevening.
Đọc thêm: Chuyện apply học bổng Chevening 2018/2019 của mình
Spark On đồng hành cùng bạn trên hành trình học bổng và phát triển cá nhân
Chinh phục một học bổng danh giá như Chevening không chỉ là một cuộc đua về điểm số hay kinh nghiệm, mà còn là một hành trình khai phá bản thân. Để thực sự nổi bật, bạn không chỉ cần một bộ hồ sơ mạnh, mà quan trọng hơn, bạn cần hiểu rõ bạn là ai, bạn muốn gì, và giá trị bạn có thể mang lại cho cộng đồng.
Tại Spark On, chúng mình tin rằng mỗi người đều có một câu chuyện riêng, và nhiệm vụ của mentoring không phải là “tạo ra” một ứng viên học bổng, mà là giúp bạn nhìn thấy chính mình một cách rõ ràng nhất.
Nếu bạn đang trên hành trình tìm kiếm cơ hội học bổng và muốn có một người đồng hành để khai phá giá trị bản thân và xây dựng lộ trình chiến lược, mentoring cá nhân tại Spark On có thể là điều bạn đang tìm kiếm. Bạn có thể tìm hiểu thêm về lớp chuyên sâu 1 học viên – 2 cố vấn của Spark On tại đây.
Tìm hiểu thêm: Đặt lịch tư vấn 1:1 miễn phí